Bạn sắp có chuyến đi tới Hội An, Đà Nẵng? Vậy bạn đã biết phải thưởng thức những món gì khi đến vùng đát xinh đẹp này chưa?
>> 16 lí do để ai cũng gọi Đà Nẵng là “thành phố đáng sống
>> Du lịch Đà Nẵng : Tại sao bạn nên chọn nơi đây?
>> Du lịch từ thiện tạo nên Tết ý nghĩa cho trẻ em vùng cao
1. Cơm gà Bà Buội – 22 Phan Châu TrinhCơm gà Bà Buội là cái tên có mặt ở Hội An từ những năm 50 của thế kỷ 20. Trước đây, món cơm này được bà Buội, chủ quán bán rong trong chợ.
Để thuận tiện hơn, cả gia đình đã chuyển tới số 22, Phan Chu Trinh. Hiện nay, tiệm cơm do hai người con quản lý. Nhờ bí quyết gia truyền mà quán vẫn đông khách tìm đến mỗi ngày.
2. Bánh bao – bánh vạc Hoa Hồng Trắng – 533 Hai Bà Trưng
Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Hoa Hồng Trắng trên đường Hai Bà Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch.
Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
3. Bánh mì Madame Khanh – 115 Trần Cao Vân
Bánh mì Hội An cũng là một thứ đặc sản mà ai từng đặt chân đến vùng đất này đều đem lòng thương nhớ. Và hẳn nhắc đến bánh mì Hội An, ai cũng nghĩ đến bánh mì Phượng nổi tiếng từng được các chuyên gia ẩm thực nước ngoài ca ngợi.
Nhưng bạn có biết, bánh mì Hội An còn có một địa chỉ nổi tiếng không kém, thậm chí còn được các phượt thủ nước ngoài đánh giá cao hơn hẳn không? Đó chính là bánh mì Madame Khanh.
Nằm trên đường Trần Cao Vân, hơi xa khỏi khu phố cổ một chút, bánh mì Madame Khanh là một quán bánh mì nhỏ xíu với một tủ bánh giản dị, bình thường.
Ấy thế mà nhìn gần hơn một chút, bạn sẽ thấy tủ bánh này được dán đầy những lời ca ngợi đến từ các khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới. Thậm chí, các khách du lịch còn ưu ái đặt tên bánh mì Madame Khanh là – The Banhmi Queen, Nữ hoàng bánh mì.
4.Bánh ướt cuốn thịt nướng – phố ẩm thực bên bờ sông Hoài
Bánh ướt cuốn thịt nướng được bán nhiều nhất ở bờ sông Hoài. Đây là món vặt được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích.
Một phần ăn đầy đủ gồm thịt xiên nướng. bánh ướt, rau sống và không thể thiếu loại nước chấm pha chế cầu kỳ.
Thịt được nướng tại chỗ nên lúc nào cũng nóng và thơm. Khi đặt trong lớp bánh mỏng, thêm rau xanh mát, ăn cùng nước chấm sền sệt tạo ra vị ngon lạ miệng. Do vậy, nhiều người không chỉ dừng lại ở một, hai mà thường gọi thêm vài xiên để ăn cho no mới thôi.
5. Cao lầu – 26 Thái Phiên
Các bạn đến Hội An thường hay ăn cao lầu ở đâu? Ven sông vào buổi tối? Trong những nhà hàng đồ Việt được ghi trên sách du lịch? Vậy thì ắt hẳn bạn chưa đến ăn hàng cao lầu được mệnh danh là “ngon nhất Hội An” rồi. Quán rất nhỏ, đơn giản như một hàng cơm bình dân, nằm ở số 26 Thái Phiên và có cái tên giản dị: Thanh Cao lầu.
Cao lầu ở đây không có gì khác nhiều so với cao lầu những nơi khác, nhưng hương vị lại đặc biệt hơn hẳn. Bát cao lầu đầy đặn, sợi cao lầu vàng nhạt, to bản, ăn vào thấy dai dai, mềm mềm, những miếng thịt lại được thái bản to, dày mình, được làm cẩn thận, đậm đà, ăn vô cùng đã miệng.
Giá một tô cao lầu ở đây khá rẻ, chỉ từ 20-25 nghìn đồng/tô mà thôi.
6. Bánh đập, hến xào quán Bà Già – xã Cẩm Nam
Bánh đập là sự kết hợp của bánh tráng nướng, bánh tráng ướt và một số nguyên liệu khác.
Bánh ướt được quệt đậu xanh say nhuyễn rồi đặt vào giữa hai miếng bánh tráng nướng. Sau đó, người làm dùng tay đập nhẹ lên bánh để hai miếng dính lại với nhau. Việc này phải thật khéo léo để phần bánh ướt kết dính phần bánh tráng nướng, giúp hai lớp ngoài không bị vỡ vụn. Khi đã đạt độ mỏng hợp lý, bánh sẽ được gấp đôi lại sau đó dọn ra cùng một đĩa hến xào.
Cách ăn món này đúng điệu là chấm với nước mắm cái. Đây là loại nước chấm được pha từ đường, hành phi, dứa bằm nhỏ, tỏi và ớt sừng xanh. Bạn có thể tới quán Bà Già tại thôn 1, xã Cẩm Nam để thưởng thức món ăn hấp dẫn này.
7. Bánh Bèo – phố Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng
Giống nhiều nơi, bánh bèo ở đây được đặt trong các chén nhỏ. Phần trên đặt nhân tôm thịt có màu hồng đỏ, lấm tấm tiêu đen và điểm xanh của hành lá. Tùy khẩu vị, bạn có thể cho thêm nước mắm hay ớt để tăng độ thơm ngon.
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn.
Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.
8. Bánh xèo quán Giếng Bá Lễ – 45/51 Trần Hưng Đạo
Du khách đến du lịch Hội An mà chưa nếm thử bánh xèo thì quả là một điều thiếu sót bởi đây là một nét ẩm thực đặc trưng của người dân phố Hội.
Hội An được biết đến với rất nhiều món bánh mà đặc biệt là mỗi món lại ăn vào một mùa thì mới thưởng thức được hết cái ngon của nó.
Khoảng vào 3 tháng cuối năm, khi mà thời tiết se lạnh, các quán bánh xèo đông vui, tấp nập khách nhất. Vào những ngày trời mưa, ngồi trong quán nhỏ, thưởng thức món bánh xèo nóng hổi, thơm nức mũi thì thật thú vị.
9. Thịt xiên nướng công viên Kazik – đường Trần Phú
Chỉ với 5.000 đồng, bạn có thể ăn một xiên thịt nướng nóng hổi, hấp dẫn vô cùng.
Người Hội An thưởng thức món thịt xiên hơi khác một chút. Thịt nướng trên bếp than hoa đang còn nóng hổi được quấn trong một lớp bánh đa mỏng, bánh ướt, rau thơm, khế chua, dưa chuột và chấm với nước sốt chế biến đặc biệt.
Vị ngọt của nước sốt, chua của khế, thơm ngon của thịt, cay của ớt, chát của rau sống… tất cả làm nên mùi vị “không thể chỉ ăn một que” của món thịt nướng này. Bạn có thể tìm tới quán chị Sương, ở ngay vỉa hè công viên Kazik để thưởng thức.
10.
Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên cũng thường được coi là một trong những món đặc sản của Hội An.
Hoành thánh có ba dạng là súp, chiên và mì. Những loại này đều được ăn nhiều vào tầm giờ chiều để lót dạ trước khi thưởng thức các món chính.
Nguyên liệu chính gồm bột mì, trứng gà và tôm. Bột sau khi đánh cùng trứng và ủ lên men được cán mỏng, cắt thành từng ô nhỏ làm vỏ bánh. Phần nhân gồm tôm ướp gia vị giã nhuyễn. Hoành thánh được chan một chút nước dùng thơm mùi dứa, cà chua và nấm rơm. Bạn sẽ được phục vụ kèm một đĩa rau cải xanh non. Đây chính là sự kết hợp đầy ăn ý của món ăn.