Hiện nay với tần suất hoạt động của các hộ chăn nuôi gia súc ngày càng tăng, việc gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh cũng là điều không tránh khói. Việc xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi là vấn đề cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và cả cuộc sống người dân. Vì vậy mà ngoài phương pháp chủ yếu là bể biogas ra còn rất nhiều phương pháp xây dựng bể phốt hiệu quả và an toàn khác được sử dụng để giảm thiểu tình trạng này như sau.
Các công nghệ xử lý chính
Do đặc thù nước thải của ngành chăn nuôi nên phương pháp ử lý chủ yếu là dùng kết hợp các phương pháp sinh học hóa lý như:
– Phương pháp xử lý yếm khí: Phương pháp này được áp dụng rất hiệu quả để xử lý công đoạn đầu bao gồm nước thải có chứa phân từ việc rửa chuồng trại. Đây có lẽ là phương pháp không thể thay thế khi xử lý nước thải bao gồm cả phân, do hàm lượng chất khô cao, hàm lượng các chất hữu cơ lớn nên nếu sử dụng các biện pháp khác sẽ quá tải và không có hiệu quả.Phương pháp này hiện nay được nghiên cứu và áp dụng rất phổ biến tại các trang trại nên được cải tiến thành nhiều dạng khác nhau: Phổ biến nhất là dạng bể vòm hình cầu để thu khí biogas, nhưng chủ yếu dạng này được áp dụng cho quy mô hộ gia đình, trang trại.
– Phương pháp xử lý hiếu khí: Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để xử lý nước thải được tách ra từ phân sau quá trình phân hủy yếm khí. Do quá trình phân hủy yếm khí chỉ đạt hiệu quả 60-70% nên nước thải sau hệ thống này chưa đạt được tiêu chuẩn thải vì vậy cần phải dùng biện pháp này để xử lý triệt để hơn.
– Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học: Bồn composite xử lý nước thải được nhiều trang trại, các cơ sở chăn nuôi có diện tích lớn áp dụng để xử lý nước thải sau công đoạn xử lý yếm khí thu biogas. Các trang trại có thể tận dụng vừa xử lý nước thải vừa nuôi trồng thủy sản (nuôi cá…), tuy nhiên hiệu quả xử lý rất thấp và thường gây ô nhiễm môi trường hồ do tảo và các thực vật thủy sinh khác phát triển mạnh.
– Phương pháp xử lý bằng bãi lọc trồng cây: Đây là phương pháp được áp dụng khá nhiều trên thế giới nhưng hiện nay tại Việt nam mới nghiên cứu và áp dụng. Phương pháp này khá đơn giản, chủ yếu được áp dụng ở công đoạn sau để loại bỏ triệt để các chất dinh dưỡng, cặn, vi sinh vật…
Phương pháp này chủ yếu dùng thực vật chịu nước và tạo hệ vi sinh vật để hấp thụ, phân hủy các chất dinh dưỡng còn lại trong nước.
– Phương pháp hóa – lý: chủ yếu được áp dụng để loại bỏ cặn và trung hòa cũng như khử trùng.
Tất cả những phương pháp trên mặc dù rất đem lại lợi ích và thuận tiện trong quá trình sử dụng tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý trong quá trình lắp đặt hệ thống ống bể phốt mà bạn cần biết.
Giới thiệu dạng xử lý đang được áp dụng tại các trang trại
Xử lý phân lợn và nước thải bằng bể yếm khí dạng bể vòm cầu
Công nghệ xử lý dạng vòm được áp dụng khá phổ biến tại các trang trại chăn nuôi lợn.
- Nguyên tắc hoạt động: Nước thải rửa chuồng có lẫn phân, nước tiểu của gia súc được hệ thống mương dẫn đưa vào cửa nạp liệu và được ống dẫn thẳng xuống gần đáy bể xử lý chính nhằm tạo thành van thủy lực, không cho khí sinh học thoát ra theo đường ống nạp liệu. Tại ngăn xử lý chất thải được phân huỷ và tạo khí sinh học thoát lên phía trên nắp vòm và được thu vào ống dẫn mang đi sử dụng. Phần nước sau xử lý được đưa qua bể điều áp để cân bằng áp lực trong bể và tránh thoát khí qua đường thoát nước.
Bể xử lý yếm khí bằng túi ủ polymer
Về nguyên tắc cơ bản cũng tương tự như các dạng bể yếm khí khác, chỉ khác nhau là các túi ủ này được chế tạo sẵn có dung tích đa dạng bằng polyme. Các túi này được đặt trong các ô bể để cân bằng, nước thải và phân được đưa vào túi ủ qua hệ thống bơm phân phối vào một đầu của túi, sau khi phân hủy các túi này phồng nên và khí biogas được thu từ trên đỉnh túi, nước thải từ phía cuối của túi được thu gom về hệ thống xử lý sinh học hiếu khí đến đạt tiêu chuẩn và thải ra môi trường.
Công trình xử lý dạng hồ phủ HDPE
Theo công nghệ này, hồ phủ bạt nhựa HDPE chất lượng cao thường có 02 ngăn, ngăn phản ứng và ngăn lắng. Nước thải từ chuồng trại được đưa vào hồ theo phương ngang hoặc từ đáy tùy theo thiết kế của từng trang trại. Đáy hồ được rải một lớp bạt chống thấm sau đó phủ một lớp đất sét và đầm nén để tránh bạc bị xô và rách do lực kéo. Phần bạt phía trên để thu biogas thường có độ dày 1mm để đảm bảo độ bền lâu dài cũng như dễ dàng hàn kín khi có rò rỉ
Nước thải được phân hủy tại ngăn 1 tạo khí biogas làm lớp bạt HDPE phồng lên tạo khoang chứa khí lớn. Khí được lưu trữ tại bể mặt của hồ và dẫn đi sử dụng hoặc thải bỏ. Phần nước sau khi đã phân hủy tại ngăn số một được chảy sang ngăn thứ 2 có tác dụng lắng bùn trước khi được đưa sang các hạng mục xử lý khác.
Nếu các bạn có thắc mắc về các thông tin hay muốn báo giá bể phốt composite hãy liên hệ với Việt Hàn Composite qua hotline để được tư vấn tận tình nhé! Công ty chúng tôi mong hợp tác với các đơn vị.