3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất đồng nghĩa với việc tăng cân ở mẹ cũng nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Dưới đây các bác sỹ phòng khám đa khoa Thiện Hòa sẽ giúp bạn cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo mẹ khỏe, bé khỏe, và có một kỳ “vượt cạn” dễ dàng, khỏe mạnh nhé.
Các nhóm chất cần bổ sung cho 3 tháng cuối thai kỳ
1.Bổ sung chất bột: Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…ngũ cốc cũng là một lựa chọn tốt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
2. Chất khoáng, vitamin, và chất xơ: Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín: các loại rau xanh và quả chín vốn dĩ cũng rất tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Khi mang thai nhất là các tháng cuối thai kỳ thai nhi cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện sự phát triển vì vậy các mẹ nên ăn nhiều rau , củ, quả để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
kế hoạch hóa gia đình là gì |
hút điều hòa kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền |
3. Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
4. Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…đặc biệt là các axit béo có trong thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, nhanh tăng cân hơn.
5. Uống đủ nước mỗi ngày: Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu để các chất dinh dưỡng chuyển hóa sang cơ thể bé một cách tốt nhất.
6. Duy trì các bữa ăn trong ngày: Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa.
Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai
Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.
Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.
Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.
Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…), rất tốt để đề phòng thiếu máu.
Trong 3 tháng cuối các bà mẹ cũng nên thường xuyên ăn thêm trứng, sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn rất nhiều đấy nhé.
Trên đây là một số các chất mà các bà bầu cẩn chú ý bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ để bé phát triển khỏe mạnh. Kiến thức mang thai rất cần thiết cho các mẹ trong thời kỳ mang thai cũng như các chị em đang bước vào ngưỡng cửa hôn nhân tham khảo và bổ suung kiến thức cho mình để trở thành một bà mẹ chăm sóc tốt cho con ngay từ trong bụng. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu có thêm những thắc mắc về vấn đề sức khỏe sinh sản bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin đường dây nóng 038.5990.114 để được tư vấn và đặt lịch khám bệnh miễn phí.
Nguồn:http://phathai.org/kien-thuc-mang-thai/205-cham-soc-ba-bau-3-thang-cuoi-thai-ky.html