Tai nạn lao động hiện là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi đây chính là một tác động xấu đến sự phát triển của đất nước. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta đọc, được nghe đến nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra mà lý do một phần từ ý thức của cơ sở, doanh nghiệp không đào tạo, huấn luyện an toàn cho người lao động.
An toàn lao động là một khía cạnh quan trọng của quản lý và bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người lao động trong môi trường làm việc. Nó liên quan đến việc đảm bảo rằng mọi người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn và không gặp nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của mình.
An toàn lao động bao gồm việc phân tích, đánh giá và giảm thiểu các rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Điều này bao gồm việc thiết kế an toàn trong quy trình làm việc, cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp, đào tạo nhân viên về an toàn, kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị và máy móc, đảm bảo sự tuân thủ các quy định an toàn, và tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm 2 khái niệm chính:
• đào tạo an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.
• Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.
⇒ Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
CÁC NHÓM ĐÀO TẠO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Theo quy định tại NĐ 44/2016/NĐ-CP và NĐ140/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ bao gồm:
Huấn luyện an toàn nhóm 1
Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu.
Huấn luyện an toàn nhóm 2
Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Huấn luyện an toàn nhóm 3
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
Huấn luyện an toàn nhóm 4
Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Huấn luyện an toàn nhóm 5
Theo Điều 73 của Luật Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động, cho nhân viên y tế (người công tác ý tế) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp cơ sở sản xuất. Người thực hiện công tác y tế có trách nhiệm tham mưu, trực tiếp quản lý sức khỏe cho người lao động với các nội dung chính: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và cấp cứu khi có tai nạn, tổ chức sơ cứu và hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại cơ sở.
Huấn luyện an toàn nhóm 6
An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
LỢI ÍCH THAM GIA HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Về phía Doanh nghiệp:
• Thiết lập những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quy trình sản xuất, vận hành thiết bị.
• Giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc.
• Giúp tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đầu cuối.
• Tuân thủ đúng quy định, tránh rủi ro về pháp luật.
• Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành nghề.
>> https://knacert.com.vn/khoa-hoc-huan-luyen-chung-chi-an-toan-lao-dong-theo-nd-44-moi-nhat