Cuộc sống ngày một hiện đại và yêu cầu về các sản phẩm tiêu chuẩn của khách hàng về các loại sản phẩm cũng ngày càng tăng. Điển hình như hệ thống bể biogas composite – một trong những sản phẩm tiên tiến có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân nông thôn. Tuy sử dụng rộng rãi là vậy, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được hết nguyên lý hoạt động và cách xây dựng của chúng. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp bài viết dưới đây những thông tin chi tiết nhất về bể biogas composite.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Bạn có thể tham khảo cấu tạo và những nguyên lý hoạt động của hầm biogas chi tiết nhất của bể tự hoại 3 ngăn dưới đây:
Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn bao gồm: (xem chi tiết các thông tin về bể 3 ngăn tại https://viethancomposite.com/be-phot-3-ngan-va-nhung-hieu-qua-mang-lai-trong-qua-trinh-su-dung/ )
- Ngăn chứa: Đây là nơi chứa chất thải. Sau khi xả nước từ bồn cầu, chất thải sẽ trôi xuống ngăn chứa và cho các vi sinh vật phân hủy chúng thành bùn. Đây là ngăn có thể tích lớn nhất, thường sẽ chiếm ít nhất là 1 nửa diện tích của bể tự hoại.
- Ngăn lọc: Đây là ngăn dùng để lọc các chất thải lơ lửng còn lại khi chúng đã được xử lý bên ngăn chứa. Ngăn này có diện tích khoảng ¼ bể.
- Ngăn lắng: Đây là nơi mà các chất thải rắn, không phân hủy được như kim loại, tóc, nhựa,…Tầng trên của ngăn lắng là lớp nước trong và chất thải rắn sẽ được xả ra ngoài. Ngăn lắng có diện tích khoảng ¼ bể.
Nguyên lý hoạt động của bể biogas
Thông thường, chúng ta nhấn nút xả thì chất thải sẽ đi theo đường ống trôi thẳng xuống bể tự hoại rồi phân vào ngăn chứa. Các loại chất thải như: chất xơ, chất béo, đạm, hydrocacbon trong nước tiêu, phân sẽ được vi sinh vật phân hủy.
Sau đó, chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống đáy của bể chứa. Đối với các loại chất thải không phân hủy được thì sẽ được chuyển sang bể lắng xả ra ngoài hoặc khi gặp môi trường hợp sẽ biến chuyển thành chất khí như NH3, H2S, CH4, CO2 và bay ra ngoài.
Đây được xem là một trong những ưu điểm nổi bật của bể phốt composite.
Lưu ý khi hoạt động bể tự hoại 3 ngăn
- Chiều sâu của lớp nước dưới đáy bể lên bề mặt nước trên không được thấp hơn 1,2m
- Chiều rộng của bể tối thiểu là 0,7m. Nếu xây dựng bể hình chữ nhật thì nên chia tỷ lệ chiều dài: chiều rộng là 3:1.
- Nếu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ngày và dưới 25m3/ngày thì bạn nên xây dựng bể tự hoại 3 ngăn thay vì 2 ngăn thông thường nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao nhất của bể biogas.
- Đáy bể tự hoại cần được đổ tấm đan bê tông cốt thép mác 200 và nền cần dày tối thiểu 150mm.
- Sử dụng gạch lỗ nhỏ và đổ bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc có thể đổ bê tông làm bằng Composite, HDPE để đảm bảo chất lượng.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bể tự hoại 3 ngăn. Hy vọng bạn đã có thể xây dựng được một công trình bể tự hoại 3 ngăn chất lượng nhất cho gia đình mình. Việt Hàn Composite cám ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết. Hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ kỳ sau.