Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày vậy nên có rất nhiều người thắc mắc là vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Để có thể trả lời câu hỏi đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn vi khuẩn HP là gì và tác hại của nó gây ra cho chúng ta.
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori, chúng sống chủ yếu trong niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành qua đường tiêu hóa. Vậy vi khuẩn Hp có nguy hiểm không, tác hại của nó là gì? Việc hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Hp gây ra có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh một cách tốt hơn.
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không, tác hại của nó là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori được phát hiện vào năm 1982 bởi hai nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall. Mặc dù được coi là một loại khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày nhưng lại là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Đây là một loại khuẩn gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh catalase, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn có hại cho cơ thể con người. Một số tác hại nguy hiểm mà có thể gây cho chúng ta như:
1. Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày
Viêm dạ dày cấp tính là một trong những tác hại đầu tiên mà vi khuẩn Hp gây ra. Hầu như những bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng gì, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: Đầy bụng, buồn nôn, chán ăn… Những triệu chứng này thường làm chúng ta dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác, thậm chí có nhiều người chủ quan làm cho bệnh dễ chuyển biến qua giai đoạn nặng.
2. Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày
Sau giai đoạn viêm cấp tính, có hoặc không có triệu chứng gì xảy ra, nếu như không được thăm khám và điều trị, để kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn tính rất khó chữa.
Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính thường có những triệu chứng cơ bản như: Đau bụng trên, khó tiêu, đầy bụng, nôn, buồn nôn, ợ hơi, sụt cân đột ngột. Trong các trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày và đi ngoài phân đen. Những trường hợp như vậy cần được cấp cứu kịp thời ở cơ sở chuyên khoa.
3. Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là một trong những tác hại nguy hiểm mà vi khuẩn Hp có thể gây ra cho người bệnh. Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở những người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét dạ dày tá tràng thường gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần rất nguy hiểm.
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được xem là một trong những chứng bệnh nguy hiểm có thể gây nguy cơ tử vong cao. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn HP khi sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày đã tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn đến viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày.
Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa, vi khuẩn Hp rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều chứng bệnh khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, nếu nghi ngờ mắc phải các dấu hiệu bệnh thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hp càng sớm càng tốt.
Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp hiệu quả
Như chúng ta đã biết, vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt là qua con đường ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp hiệu quả, chúng ta nên thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây:
a) Trong ăn uống:
Nên ăn chín, uống sôi và vệ sinh vật dụng nấu ăn sạch sẽ tránh để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Không dùng chung các vật dụng trong ăn uống như chén nước mắm chấm, không gắp thức ăn cho người khác bằng đũa mình đã ăn qua.
Hạn chế ăn hàng quán vì hàng quán thường không hợp vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh dạ dày, tiêu chảy, nhiễm khuẩn Hp.
Không đút mớm thức ăn cho trẻ nếu như người lớn bị nhiễm khuẩn Hp.
Hạn chế ăn các thực phẩm tươi sống như rau sống, tiết canh, gỏi cá, mắm sống.
Nếu có người trong gia đình nhiễm khuẩn Hp thì nên đi chữa trị, những người thân thì nên thực hiện tốt các yêu cầu về ăn uống như trên và dùng kháng sinh chống nhiễm Hp nhằm tránh nguy cơ mắc phải loại vi khuẩn nguy hiểm này.
b) Trong sinh hoạt:
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt cũng hết sức quan trọng. Vì chính trong cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn làm cho vi khuẩn Hp xâm nhập và phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể, bạn nên thường xuyên:
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống để tránh vi khuẩn Hp lây nhiễm từ tay vào miệng.
Vi khuẩn Hp có thể tìm thấy ở động vật, vì vậy nếu nhà có nuôi thú cưng thì nên thường xuyên tắm gội cho chúng.
Mỗi gia đình nên có một nhà tiêu riêng để đi vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi làm mất mỹ quan môi trường và làm tăng nguy cơ phát tán vi khuẩn Hp và lây nhiễm cho con người.
Dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, nhất là khu vực nhà bếp, cống rãnh phải luôn sạch, thoáng mát.
Qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ, có lẽ bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi vi khuẩn Hp có nguy hiểm hay không. Xin khẳng định một lần nữa đây là loại vi khuẩn hết sức nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến cả tính mạng của chúng ta. Vì vậy, bạn cần phải luôn có áp dụng các biện pháp phòng tránh và tiến hành các biện pháp điều trị triệt để nhất nếu không may mắc bệnh.
Rõ ràng, vi khuẩn HP trong dạ dày ẩn chứa nhiều nguy cơ và hiểm họa cho sức khỏe của con người. Để hạn chế khả năng gây bệnh của vi khuẩn HP, mỗi chúng ta nên chủ động xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Nếu có thể, hãy làm những xét nghiệm xác định vi khuẩn HP dạ dày và có phương án tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt.
Việc điều trị tiêu diệt và phòng ngừa lây nhiễm HP là điều cần thiết. Hiện nay, PylopassTM – một chủng lợi khuẩn được tìm ra, được coi là một trong những bước tiến mới trong việc điều trị loại trừ HP. Không chỉ có khả năng nhận biết, gắn kết và thải trừ vi khuẩn HP ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên, PylopassTM còn không gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn HP, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày do HP. Ngoài ra, người bệnh dạ dày có thể sử dụng các sản phẩm có sự kết hợp PylopassTM với chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng giúp làm tăng tác dụng diệt trừ vi khuẩn HP và giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng do vi khuẩn HP gây ra.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ DeHP với thành phần chính là PylopassTM có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://dehp.vn/san-pham
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC