Bước vào thế kỉ hội nhập, Việt Nam luôn mở cửa và chào đón nồng hậu những công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Và hiện tại, có rất nhiều những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập các văn phòng đại diện tại Việt Nam. Và ngoại trừ những trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định thì trưởng văn phòng đại diện các công ty nước ngoài ấy phải có giấy phép lao động. Trong bài viết dưới đây, LAVN sẽ cho quý độc giả biết thêm những thông tin liên quan đến việc cấp mới giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện mới nhất 2019. Mời quý độc giả cùng theo dõi!
Quy trình cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện
Khi được cử sang làm trưởng văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài có nghĩa vụ phải nộp hồ sơ xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài với chức danh là trưởng văn phòng đại diện. Hồ sơ chuẩn bị đủ và nộp về cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH). Thời hạn giải quyết: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin Sở LĐTH&XH sẽ có văn bản gửi kết quả cho người lao động nước ngoài.
Bạn đọc tham khảo form đăng kí xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài với chức danh là trưởng văn phòng đại diện mẫu số 1 theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
Thủ tục cấp giấy phép lao động
Sau khi có được văn bản chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài, tiếp theo đó người lao động phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản chứng minh mình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nước bạn cấp: Lý lịch tư pháp (từ 06 tháng trở lại). Đối với trường hợp này phải được dịch ra tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó công chứng.
- Giấy chứng nhận sức khỏe (không quá 06 tháng) chứng minh tình trạng sức khỏe phù hợp với vị trí sắp đảm nhiệm.
- Bản sao y hộ chiếu (nguyên cuốn) có công chứng.
- Giấy tờ chứng minh mình là nhà quản lý, giám đốc điều hành, giáo viện, lao động kĩ thuật…
- Giấy tờ chứng mình trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên và chứng nhận kinh nghiệm (thông thường là trên 03 năm).
- Giấy giới thiệu hoặc quyết định điều chuyển công tác của công ty mẹ.
- 02 ảnh 04*06 phông nền trắng, đầu trần, không đội mũ (chụp không quá 06 tháng)
- Bản sao một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bạn đọc tham khảo mẫu số 7 theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.
Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết, người lao động nộp hồ sơ về cho Sở LĐTB&XH nơi thành lập văn phòng đại diện để được giải quyết.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ), Sở LĐTB&XH sẽ có quyết định cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu không cấp, phải có văn bản nêu cụ thể lý do.
Bạn có thể liên hệ với LAVN qua hotline 0908 265 196 để được hỗ trợ hiệu quả nhất.